Những giống hồng lâu năm làm say đắm lòng người
Hoa hồng là loài hoa đẹp rất nhiều người mê hoa hồng như người tình của mình vậy. Hoa hồng là loài hoa của nữ hoàng vẻ đẹp của nó dịu dàng, hoa mang nhiều ý nghĩa đẹp.
Để trồng loài hoa này các bạn cũng cần lựa chọn cho mình các loại giống hoa phù hợp.
Hiện nay có rất nhiều giống hoa đẹp nhưng để thích hợp khí hậu từng vùng thì chỉ có một số hồng cổ của Việt Nam được trồng từ thời Pháp thuộc.
SalalaGreen xin giấy thiệu các bạn một số giống hồng cổ đẹp của Việt Nam.
1. Hồng Cổ Vân Khôi
Hồng cổ Bạch Vân Khôi (có nơi gọi là Hồng Vân Khôi, Hồng Cung Phủ, Hồng Tiến Vua, Hồng Văn Khôi…) là một giống hồng bụi, cánh kép, màu phấn hồng, bông chùm, hương thơm dễ chịu, hoa quanh năm và có độ lặp tốt.
Bởi vậy hồng Vân Khôi thích hợp trồng thành hàng rào hoa hồng, ban công hoa hồng hay những bụi hoa hồng lớn.
Nếu so sánh trong top hồng cổ Hồng Việt Nam (hồng cổ Sapa, Điều cổ, đào cổ, bạch ho, bạch xếp, cổ Huế, leo cổ Hải Phòng) thì hồng Vân Khôi được đánh giá là bông hồng thơm nhất.
Hiện được xếp trong nhóm hoa hồng cổ Việt Nam, phân bố rải rác ở một số tỉnh miền Trung và khu vực miền núi phía Bắc.
Theo lời chia sẻ của một số gia đình sở hữu Hồng Cung Phủ từ nhiều đời, đây là một giống hồng quý được người Pháp mang sang khi xâm lược Việt Nam (quen gọi là Hồng Pháp Cổ).
Cái tên “Hồng Bạch Vân Khôi” hay “Hồng cung phủ” là được cha ông truyền lại, “Vân” ở đây là “Mây”, “Khôi” trong “Tinh khôi” ý chỉ một giống hồng đẹp và quý “Mềm mại và tinh khôi tựa như mây trên bầu trời”; và cũng bởi trước kia giống hồng quý này chỉ được trồng trong các gia đình quan lại, quý tộc xưa, cánh hoa Vân Khôi còn được dùng để rửa mặt, hãm trà, … nên mới có tên Hồng Cung Phủ.
– Tên tiếng Anh: Souvenir de la malmaison Rose – Shrub Rose. (Vấn đề nguồn gốc và tên tiếng Anh trước đây có nhiều tranh cãi. Nhưng hiện nay đã được nhiều người chơi hoa kiểm chứng. Hồng cổ Vân Khôi không giống với Souvenir de la malmaison Rose dạng Climbing của Tàu, không giống Souvenir de la malmaison Rose dạng shrub của Thái, nhưng hoàn toàn giống với Souvenir de la malmaison Rose dạng Shrub đặt hàng chính hãng của Heirloom, David Austin).
– Được lai tạo bởi: Jean Beluze ở Pháp năm 1843. Hiện được xếp vào nhóm hồng cổ thế giới.
– Đặc tính: Thân bụi (shrub)
– Màu sắc: Phấn hồng
– Số lượng cánh: +70 cánh
– Kích thước trung bình cây trưởng thành: Cao 65-185cm, đường kính tán 90-185m (ở Việt Nam xuất hiện nhiều cây có kích thước lớn hơn)
– Khả năng kháng bệnh: Tương đối tốt.
2. Hồng Đào Cổ
Cây hoa hồng đào cổ còn được biết đến với một số tên gọi hồng Pháp, hồng phấn tuy nhiên các tên gọi này cũng không được phổ biến.
Hồng đào thuộc loại hồng bụi, thân gỗ, sống lâu năm, cây cao khoảng 0,5-2m, bề rộng tán khoảng 1-2m.
Lá hồng đào hình bầu dục trông khá tròn trĩnh nhưng đầu hơi nhọn hơn so với các giống hồng khác. Lá màu xanh đậm, viền lá răng cưa dầy, ngắn.
Hoa hồng đào có màu hồng phấn dịu nhẹ, càng về rìa cánh và càng xa tâm sắc hồng giảm dần tạo vẻ đẹp mong manh lãng mạn.
Hồng đào có số lớp cánh khá nhiều đạt tới 30-40 lớp, mỗi cánh hoa mềm mịn, mỏng manh, bóng đẹp như đôi má đào của nàng thiếu nữ. Rìa cánh uốn lượn mềm mại như lớp sóng.
Tổng thể bông hoa tròn xinh mang vẻ đẹp cổ điển rất đáng yêu. Hoa có đường kính trung bình đạt 5-10 cm, hoa khá bền đạt khoảng 3-4 ngày, mỗi tuần độ lặp hoa đạt 4-5 lứa.
Không chỉ đẹp hồng đào có hương thơm cổ điển dịu dàng. Cây lại sai hoa, hoa nở liên tục nhiều lần trong năm, mùa hè kích thước hoa nhỏ hơn khi thời tiết mát.
Hồng đào sống bền bỉ đạt tới 50-60 năm.
3. Hồng Cổ SaPa
Hoa hồng cổ Sapa (hay còn gọi là hồng trà cổ, hồng cánh sen cổ, hồng cổ Pháp, hồng đào cổ sapa…) là một trong những cái tên được săn đón nhiều nhất với những người chơi hồng.
Sở dĩ được gọi là hồng cổ Sapa bởi nhiều năm về trước khi Pháp sang xâm chiếm Việt Nam, đã mang theo giống hồng quý này và được trồng nhiều trong các dinh thự, di tích trên Sapa (người ta cũng có thói quen gọi là hồng cổ Pháp, nhưng giống hồng này lại không được lai tạo ở Pháp).
Dần dần hồng cổ Sapa được nhiều người biết đến, truyền tay nhau và lưu giữ đến bây giờ.
Hồng cổ Sapa là một giống hồng cổ cánh kép, form khum trà cung đình, màu hồng sen và có hương thơm cổ điển làm quyến rũ lòng người.
Hồng cổ sapa thuộc dạng thân bụi, nở hoa quanh năm, rất siêng hoa và sinh trưởng mạnh mẽ. Nên thích hợp với trồng thành hàng rào hoa hồng, ban công hoa hồng, và những chậu hoa hồng đẹp. Bên cạnh Hồng Vân Khôi, Hồng Điều cổ, hồng Đào cổ, Hồng Son môi,… hoa hồng cổ Sapa luôn nằm trong top hồng cổ Việt Nam suất sắc.
Ở Việt Nam, hồng trà cổ phân bố chủ yếu ở khu vực miền núi phía Bắc như Sapa, Sơn La,… và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình,…
sau đó được nhân giống và trồng phổ biến ở nhiều vùng khác. Hồng cổ Sapa xuất hiện những cây khủng nhiều năm tuổi được khai thác trong dân. Nên ngoài những cây nhỏ và vừa, người chơi hoa có thể may mắn được sở hữu những gốc hồng cổ thụ Sapa vài chục năm tuổi.
4. Hồng Bạch Cổ
Hoa hồng bạch ho (nhiều nơi gọi là Hồng bạch cũ, Hồng Bạch ta) là một giống hồng bụi, cánh kép, hoa màu trắng, bông đơn hoặc chùm, siêng hoa và hoa quanh năm.
Hồng bạch ho cổ là cái tên không hề xa lạ, thường được trồng phổ biến trong dân gian làm thuốc chữa ho (hấp với mật ong để chữa ho cho trẻ) và cắt lấy hoa thắp hương trong ngày lễ tết, mồng một hôm rằm. Để phân biệt với 1 số giống hồng bạch cổ khác người ta hay gọi giống bạch này là Bạch Ho hay Bạch ta hay Bạch cũ.
Trước đây hồng bạch cổ được trồng rải rác ở các tỉnh miền Bắc như Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình,… nhưng hiện nay được trồng chơi và nhân giống rộng rãi.
– Tên tiếng Anh: Chưa có tài liệu nghiên cứu
– Đặc tính: Thân buị
– Màu sắc: Trắng
– Số lượng cánh: 30-35 cánh
– Kích thước trung bình cây trưởng thành: Cao 185-275cm, đường kính tán 185-300cm (ở Việt Nam xuất hiện nhiều cây có kích thước lớn hơn)
– Khả năng kháng bệnh: Tốt
Người mới chơi rất dễ nhầm giống hồng Bạch Ho này với hồng Bạch Xếp (không dùng để chữa ho). Để phân biệt hồng Bạch ho và hồng Bạch xếp bạn chú ý đến form hoa và lá. Lá và form hoa của bạch xếp giống với hồng đào khác mỗi chút là Bạch xếp bông màu trắng còn hồng đào bông màu hồng phấn. Như vậy thì cùng là màu trắng nhưng form của hồng Bạch ho khum, ít cánh hơn và hay cúp xuống so với hồng bạch xếp. Lá của bạch ho cũng to hơn, thân đốt dài hơn nhưng không sai hoa bằng hồng bạch xếp.
Chăm sóc hoa hồng bạch ho cổ như thế nào để sai hoa và đẹp?
So với các giống hồng ngoại nhập khẩu, hồng bạch ta thuộc dòng dễ chăm sóc. Các giống hồng cổ hợp với phân gà và bò hoai, việc bổ sung thêm chế phẩm đậu tương ngâm cũng góp phần cho hoa thơm và to đẹp. Ngoài việc bón phân thường kỳ 7-10 ngày/ lần, khi hoa tàn nên bấm tỉa để kích thích lên chồi đều. Sau khi bấm tỉa tầm 30-40 ngày hồng bạch ho cổ sẽ ra lứa hoa mới. Hồng bạch ho khỏe, ít khi mắc các bệnh thường gặp của hoa hồng, nhưng với mùa đông xuân có thể gặp bệnh phấn trắng. Bệnh phấn trắng trên hoa hồng bạch ho tương đối dễ trị. Bạn có thể dùng các loại thuốc đặc trị như Anvil, Daconil,…
Sưu Tầm
Trả lời