Cây tre đen
Cây Tre đen
Tên thường gọi:Tre Đen, Tre Tím, Trúc đen
Phyllostachys nigra, là một loài thực vật trong chi Trúc, tông Tre, phân họ Tre, họ Hòa thảo.
Phân bố Cây Trúc Đen:
Cây có nguồn gốc ở các vùng núi cao trên 1.300m, những nơi có độ ẩm cao. Cây có khá nhiều ở Trung Quốc.
Tại Việt Nam, trúc đen có tại một số tỉnh như Sa Pa, Mèo Vạc, Hoàng Su Phì, Đồng Văn,… nhưng số lượng không nhiều.
Đặc điểm hình thái:
Thân ngầm mọc tản, đường kính bình quân 1,5 cm; thân khí sinh rỗng, hình trụ thẳng, mọc tán, đường kính 2-4 cm cao 6-7 m, màu tím lục hoặc tím đen bóng.
Cây non thân khí sinh có màu tím đen hoặc vàng nâu, xanh lục nhạt; cây trưởng thành toàn bộ thân khí sinh có màu tím đến tím đen, bóng.
Thân được chia thành nhiều đoạn bởi các vòng mo mảnh màu vàng đốm hoặc nâu nhạt. Trúc đen thường mọc măng vào mùa xuân.
Vòng mo thân là một đường gờ mảnh, màu vàng đốm nâu nhạt, đáy rộng 9 – 10 cm, tai hình sợi.
Lá hình trái xoan dài 8–12 cm, rộng 1-1,2 cm, đầu lá nhọn, đuôi thuôn. Mùa măng vào mùa xuân, khoảng tháng 2-5.
Công dụng:
Trúc đen có thể được dùng làm thực phẩm, làm thuốc hoặc lấy thân già làm bàn ghế.
Hoa nhỏ, mọc thành cành dài khoảng 5cm. Trúc đen được sử dụng làm cây cảnh đô thị. Thân trúc đen sau khi khô vẫn giữ màu đen bóng, rất được ưa chuộng làm bàn ghế.
Lá dùng làm thuốc chữa cảm cúm, thân làm cần câu, măng ăn được. Người dân bản Khoang (Sa Pa, Lào Cai) lấy thân, là trúc đen này về kết hợp với một số loại cây rừng khác làm thuốc chữa bệnh phong thấp và bệnh hậu sản.
Xem thêm các cây khác: Cây Trúc quân tử, Cây Vàng Anh, Cây Sang, Cây Bàng Đài loan, cây Khế, Cây bưởi
—————–
Sưu tầm
Trả lời