Cây Thủy Trúc
Cây Thủy Trúc
Tên cây: Cây Thủy Trúc
Tên gọi khác: Cây Lác Dù, Trúc Ngược
Tên khoa học: Cyperus involucratus / Cyperus alternifolius
Họ thực vật: Cyperaceae (họ Cói)
Cây có nguồn gốc từ Madagasca, và sang trồng phổ biến ở Việt Nam.
Đặc điểm cây thủy trúc
Thủy trúc thuộc dạng cây bụi, rễ mọc chùm, bám sâu và chắc, sống tốt trong môi trường bùn lầy, cây có hình dáng độc đáo đặc sắc, cao trung bình khoảng 50-60cm có khi phát triển trên 1m5.Thân của cây tròn cứng cáp, mọc dài từ gốc lên, có màu xanh đậm, thân dài nhỏ nên hơi yếu, gió mạnh có thể gãy cúp lại.
Lá của cây thủy trúc chỉ mọc ở trên đầu của thân, ngoài ra lá không mọc chổ nào khác, tán lá xòe rộng và dài rũ xuống giống cái dù trông rất đẹp, lá mỏng gân chính nổi rõ, màu xanh và có lông nhỏ. Hoa Cây Thủy Trúc có cuống chung dài và thẳng, tập trung ở giữa xếp tỏa điều xung quanh, Lúc mới ra hoa có màu trắng khi về già chuyển nâu đậm và tàn. Rễ của cây dạng rễ chùm bám chắc và rất khỏe, rễ ăn sâu trong môi trường bùn nước.Thủy Trúc phát triển rất nhanh, có thể sống trong bóng râm, ngoài trời, hay dưới nước điều phát triển rất khỏe, cây thích hợp làm cây thủy sinh.
Xem thêm cây khác: Cây Hoa Súng cảnh, Cây Hoa Quỳ (họ sen), Cây Hoa sen, Cây Hoa Xác Pháo, Cây Hoa Cúc Vạn Thọ, Cây hoa Dừa Cạn, Cây hoa Cúc Zinia, Cây Hoa Mắt Nai
Ứng Dụng của cây thủy trúc
Cây Thủy Trúc sống được mọi điều kiện nhất là môi trường nước nên được chọn làm cây thủy sinh lọc môi trường nước bẩn, làm nước sạch và trong hơn. Ngoài ra cây cũng được chọn làm cây cảnh trang trí trồng ở các đồi cảnh, khóm hoa, hay quanh bờ rào, ngoài ra nó thường được thấy trồng ở những nơi ven bờ hồ, xen kẻ trong những tảng đá. Một số bạn trẻ còn trồng trong chậu thủy tinh nhỏ để trang trí trên bàn làm việc, phòng tiếp khách có tính thẩm mỹ rất cao.
Ý nghĩa của cây thủy trúc
Với vóc dáng thanh mảnh, lá xèo độc đáo, đều đặc như một bông hoa rất đẹp, cây Thủy Trúc sẽ mang lại sự tươi mới, thú vị và xanh mát cho không gian trang trí. Đặc biệt, Thủy Trúc còn có tác dụng phong thủy trừ tà, trồng cây trước và sau nhà sẽ đem lại may mắn và tốt lành cho gia chủ.
Trồng trong sân vườn
Khi cây thủy trúc trồng làm cảnh xen kẽ những khóm hoa, xung quanh bờ rào hay đồi cảnh góc nhà, thì phải cung cấp cho cây một lượng đất thịt màu mỡ, thân cây mềm hay ngã cho nên khi mới trồng cần phải dùng cây đỡ, để khỏi ngã trước gió,
nếu trồng cạnh những cây lá màu khác thì khỏi cần chống đỡ, vì chúng tựa lẫn nhau.
Thường xuyên tưới nước cho cây, vì cây chịu được úng, một ngày tưới 1-2 lần, kiễm tra và cắt bỏ những lá bị già úa, bón thêm phân hóa học định kỳ cho cây.
Trồng trong chậu
Dùng tay tách bỏ các lá vàng hoặc lá bị thối, tỉa các rễ bị mềm nhũng. Khi tỉa bỏ các củ bị hư nên nhẹ nhàng để không làm gãy các củ bên cạnh.
Khi cây trồng trong chậu thì phải chọn loại chậu thích hợp đủ lượng đất để cây phát triển. ngoài ra phải chọn loại cây trưởng thành có thân cứng cáp đã phát triển ổn định ngoài đất, tưới nước một ngày một lần, một tuần cho hứng nắng khoảng 2-3 tiếng.
Trồng cây thủy sinh dưới nước
Trồng kiểu này thì chăm sóc dễ dàng hơn, và cây phát triển mạnh hơn, còn có tác dụng lọc nước mang lại môi trường nước sạch hơn.
Khi trồng dưới nước thì phải cố định gốc cây cho nước không bào mòn gốc lúc chưa đổi định, có thể dùng đá cố định vừa làm bồn giã vừa trang trí, mực nước ngập vừa đủ k được cao quá, ngập chừng nửa thân là được, không cho nước ngập tới lá của cây
như thế sẽ làm cho lá dễ bị nhiễm bệnh và thối, phải kiểm tra lá thường xuyên khi bị úa thì cắt bỏ ngay để tránh tình trạng lá bị rơi xuống nước làm ô nhiễm.
Chúng ta cũng phải chú ý đến động tác rữa lá cây, vì lá xèo rộng nên dễ hứng bụi, vì thế một tuần xịt nước rữa lá một lần là được.
————
Sưu tầm
Trả lời