Cây Quýt
Cây Quýt
Tên thường gọi: Cây quýt
Tên khoa học: Citrus reticulata Blanco
Họ thực vật: Rutaceae (họ Cam)
Quýt là cây có gốc ở Ấn Ðộ và Trung Quốc, được trồng khắp nơi để lấy quả trong đó có Việt Nam.
Quýt thuộc loại cây thân gỗ, dạng bán bụi có dáng chắc và đều, cao khoảng 3 m. Cành cứng, cành phân tán mạnh, tiết diện gần tròn, dai, nhẵn, thỉnh thoảng có gai nhọn dài khoảng 8 mm. Cành phát triển theo lối hợp trục, khi cành mọc dài đến một khoảng nhất định thì dừng lại.
Lá quýt đơn mọc so le, phiến lá hình ngọn giáo hẹp có khớp, dài 7-10 cm, rộng 3,5- 4,5 cm, gốc thuôn, đầu tù hoặc có khuyết lõm.
Bìa lá quýt nguyên ở nửa dưới, có khía cạn ở nửa trên, mặt trên nhẵn bóng, gân phụ nổi rõ ở mặt dưới, thịt lá có nhiều đốm nhỏ nhìn rõ qua ánh sáng. Cuống lá khoảng 1-1,5 cm, có cánh khá ngắn, trên cuống lá có viền mép.
Hoa quýt nhỏ, màu trắng mọc thành chùm ở nách lá. Hoa có 6 cánh xếp thành hai vòng, nhị hợp. Hoa có mùi thơm hấp dẫn côn trùng.
Quả hình cầu hơi dẹt kích thước khoảng 6x8cm, đỉnh và đáy quả hơi lõm xuống có từ 6-10 múi, vỏ quả mỏng, nhẵn hay hơi sần sùi.
Khi còn non vỏ quả màu xanh bóng, chín chuyển dần sang màu vàng da cam, vàng sẫm hay đỏ, vỏ quả có nhiều đốm tròn nhỏ không dính với múi nên dễ bóc. Cơm quả dịu ngọt, chua và thơm; hạt xanh. Hoa tháng 3-4, quả vào tháng 10-12.
Cây quýt hợp với ánh sáng tán xạ. Do đó nên tạo bóng râm hợp lý cho cây quýt. Cây có khả năng chịu ẩm và chịu hạn tốt. Quýt cần nhiều nước nhất là thời kỳ ra hoa kết trái nhưng cũng rất sợ ngập úng.
Quýt dễ bị các loài sâu bệnh côn trùng như: nhện, sâu vẽ bùa, sâu đục vỏ trái, bệnh loét (ghẻ lõm), bệnh vàng lá rụng lá; do đó cần có biện pháp phòng trừ sâu bệnh, đồng thời bổ sung phân bón để tăng sức đề kháng cho cây quýt.
Xem thêm cây khác: Cây Chanh, Cây Táo ta, Cây Hồng ăn trái, Cây Lựu, Cây Chuối Rẻ Quạt, Cây Đại Tướng Quân, Cây Dứa Mỹ, Cây đỗ quyên, Cây Huỳnh Liên Hoa Vàng, Cây Chuối thiên điểu, cây lài tây
Quýt được trồng làm cây ăn trái phổ biến ở nước ta. Quả ăn tươi, làm đồ hộp, làm mứt, nước giải khát, làm rượu… Một số giống quýt ngọt rất thích hợp cho trẻ sơ sinh, người già yếu, người bị bệnh dạ dày, bệnh đường ruột. Vỏ quýt có tác dụng làm khoẻ dạ dày, trị ho, lợi tiểu, chữa ợ hơi, phòng xuất huyết, điều trị huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, chướng bụng, rối loại tiêu hoá, kém ăn, buồn nôn…
Cây quýt cũng được trồng chậu làm cây cảnh và rất được ưu thích trong các ngày lễ tết. Cây còn mang ý nghĩa phong thủy, mang lại sự ấm no, con cháu đầy đàn quấn quýt,…
—————
Sưu tầm
Trả lời