Cây Mộc Lan
Cây Mộc Lan
Tên thường gọi: Hoa Mộc Lan
Tên khác : hoa một, mộc niên, mộc giáng hương, mộc hương
Tên khoa học : Pierre Magnol
Mộc Lan có khoảng 225 loài khác nhau. Và mang mỗi vẻ đẹp và màu sắc khác nhau
Phân bố chủ yếu của loài hoa này
Các loài mộc lan có phân bố rời rạc, với trung tâm chính là Đông Á và Đông Nam Á và các vùng tập trung nhỏ hơn là đông Bắc Mỹ, Trung Mỹ, vùng Caribe, và một số loài ở Nam Mỹ.
Cây đang được du nhập vào Việt Nam, chưa phổ biến. Tuy nhiên khí hậu Việt Nam rất thích hợp cho việc ươm trồng mộc lan.
Đặc điểm cây Mộc Lan
Hoa mộc lan có lá noãn cứng để tránh bị hỏng do bọ cánh cứng ăn và bò quanh.Cụm hoa đơn độc, hoa sặc sỡ với các lá đài và cánh hoa không thể phân biệt.
Các lá đài này nằm trong khoảng từ 6 tới nhiều; nhị hoa nhiều với các chỉ nhị ngắn, phân dị kém từ bao phấn. Mộc lan tuy sai hoa nhưng khó kết hạt, nếu hiện tượng này xảy ra thì tỷ lệ hạt nảy mầm rất thấp.
Lá đơn mọc so le, đôi khi xẻ thùy.
Quả là dạng quả hợp từ các quả đại thông thường bị áp ép gần khi chúng chín và mở dọc theo bề mặt xa trục. Hạt có vỏ dày cùi thịt và màu từ đỏ tới da cam.
Xem thêm các loại cây khác: Cây Nho Thân Gỗ, Cây Lê, Cây Sanh, Cây Chuông Vàng, Cây Tre Vàng, Cây Tre Xanh
Kỹ thuật chăm sóc Mộc Lan
Mộc lan là cây ưa ẩm mới trồng nên tưới ít nhất 2 ngày 1 lần .
Mộc lan ưa nắng, đất ẩm, nhiều màu ở thể hữu cơ phân huỷ dần. Không lạm dụng phân hóa học.
Nhân giống bằng phương pháp giâm, chiết cành.
Chiết vào mùa nóng ẩm (xuân, hạ) khi cây đang phát nhựa và giâm vào mùa khô hanh lạnh (thu, đông) lúc cây thu mủ để qua đông, trồng cây giống vào mùa xuân sẽ đạt tỷ lệ sống cao, nhưng khó vượt 70% vì cây này vỏ mỏng ít nhựa luyện, rất dễ mất nước sau khi cắt cành hoặc đào đánh tạo bầu, hạ thổ.
Lựa những cành gần gốc đã vươn dài, xoè ngang làm cành giống.
Chỉ sau 2-3 tháng hoặc 4-5 tháng tuỳ mùa nóng ẩm hoặc hanh lạnh, ta cắt cành dưới vòng kim loại rồi đào đánh tạo bầu được cây giống hoàn chỉnh.
Quét vôi ở thân cây để tránh sâu đục.
———-
Sưu tầm
Trả lời