Cây Hồng Bạch Cổ
Cây hoa hồng bạch từ lâu đã là một loại hoa quen thuộc ở khắp các mọi miền, từ các vùng đồi núi, trung du cho đến đồng bằng châu thổ. Không chỉ là một giống hoa có mùi thơm nhẹ nhàng quý phái mà hoa hồng bạch còn đặc biệt bởi màu sắc và tác dụng chữa bệnh của chúng.
Không hề sặc sỡ cũng như bắt mắt giống như những loài hoa hồng khác, những cánh hoa của hoa hồng bạch chỉ có duy nhất một màu trắng văn khôi, họa hoằn lắm thì dưới đáy của hoa chỉ là nổi lên những gân hoa màu xanh lá, ngoài ra cánh của hoa hồng bạch còn to hơn một số loại hoa hồng khác.
Nguồn gốc cây hoa hồng bạch
Cây hoa hồng bạch còn có tên thường gọi là hoa hồng trắng,
Cây hoa hồng bạch có tên khoa học chung là Rose sp.Hơn nữa chúng cũng là cây thuộc họ hồng (Rosaceae). Cây hoa hồng có hơn 350 loài hoa khác nhau và phân bố tại hầu hết tất cả mọi nơi, từ vùng nhiệt đới, ôn đới cho đến tận những nơi lạnh lẽo mà có rất ít loài cây có thể sinh sống được.
Hiện nay, xuất xứ của cây hoa hồng bạch còn là một sự tranh cãi khá lớn, một số chuyên gia nhận định rằng hoa hồng bạch có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng một số người khác lại dựa vào những câu truyện thần thoại La Mã để nói và chứng minh rằng chúng có nguồn gốc từ La Mã.
Đặc điểm của cây hoa hồng bạch
Cây hoa hồng bạch khi nhìn tương quan thì chúng lại có đặc điểm khá là giống các loại hoa hồng khác.
Ngoài đặc điểm chung dễ nhìn thấy nhất là chúng đều là loại cây thân gỗ, thân đều thuộc loại thân bụi thấp ra thì cây còn có nhiều cành và gai như những giống cây hồng cổ, nhưng còn tùy thuộc vào từng loại giống hồng bạch khác nhau mà gai có thể có nhiều gai hoặc ít gai. Những cây hồng bạch được lai tạo thì cây sẽ có ít gai và ít cành hơn những cây hồng cổ, và đương nhiên bụi của chúng cũng không thể to như bụi của cây hồng bạch cổ.
Rễ của cây hồng bạch thuộc loại rễ chùm ôm chặt lấy đất.
Lá của cây hồng bạch giống với những cây hồng khác là lá của chúng đều khép lông chim, mỗi lá đều mọc cách nhau và không đối xứng, hơn nữa chúng còn mang đặc điểm nổi bật lớn nhất của các giống hồng khác là lá của chúng bên xung quanh mép đều có hình răng cưa nhỏ, màu sắc của lá thường theo cấp độ nhạt dần từ gốc đến ngọn và cũng tùy vào từng từng giống hoa hồng bạch khác nhau mà lá của chúng cũng có những độ đậm nhạt khác nhau.
Khi nói đến hoa hồng bạch thì đương nhiên ta sẽ hiểu ngay rằng cây hoa hồng này có màu trắng, hoa hồng bạch có màu trắng nhưng nó cũng được chia thành 3 loại khác nhau và mang những cấp độ riêng biệt. Hoa hồng bạch gồm có trắng trong, trắng sữa và màu trắng ngà.
Hoa của chúng có mùi thơm quý phái dịu nhẹ được sử dụng trong ngành công nghiệp chế tạo nước hoa. Ngoài ra đài hoa của chúng còn có màu xanh lá đậm, cánh hoa hồng bạch to nên những bông hoa của chúng khi nở cũng sẽ to hơn những loại hồng khác.
Sau khi một mùa hoa hồng bạch đi qua thì hoa của chúng sẽ hình thành những quả hồng, quả của chúng là loại quả có hình trái xoan, trong quả chứa rất nhiều hạt.
Đặc điểm sinh trưởng
Cây hoa hồng bạch là giống cây có đặc điểm sinh trưởng ở mức trung bình.
Cây có thể cho hoa nở quanh năm nếu có sự chăm sóc tốt, nhưng phần lớn chủ yếu cây chỉ có thể cho ra hoa vào những tháng mùa thu, cây hoa hồng bạch cũng là giống cây thích nghi và sinh trưởng tốt trong môi trường ánh sáng nhiều vì cây hồng bạch là giống cây ưa sáng.
Ở nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển là từ 23 đến 25 độ C. Cây hồng bạch còn có thể thích ứng môi trường tốt nên cây còn có thể sống ở những nơi có điạ hình cao và nhiệt độ ban đêm ở những nơi như vậy thường là 16 độ C, nhiệt độ này cũng chính là nhiệt độ thích hợp cho cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt.
Ngoài ra, nếu nhiệt độ có thể thấp hơn 16 độ C thì cây hoa hồng bạch vẫn có thể sinh trưởng và phát triển được nhưng mức độ sinh trưởng của cây sẽ giảm xuống và không những vậy sản lượng hoa của cây sẽ thấp hơn mức nhiệt độ bình thường. Ngoài đặc điểm về nhiệt độ ra thì ta còn phải lưu ý một số điểm về độ ẩm thích hợp cho cây.
Cây hoa hồng bạch thích ứng và phát triển tốt nhất trong khoảng độ ẩm khá là cao từ 70 cho đến 80%, độ pH của đất thích hợp nhất là từ 6 đến 6,5
Ưu điểm
Cây hoa hồng bạch khi nhìn về phía tương quan của cây thì cây là một giống hồng dẻo dai. Ngoài ra cây còn là loại có thể thích ứng với nhiều loại nhiệt độ ở khắp các mọi miền trải dài từ đồng bằng châu thổ cho đến các vùng núi.
Cây hoa hồng bạch còn là một loại cây hoa cảnh đẹp mang trong mình những đặc điểm khác lạ như cánh hoa của cây có màu trắng tinh khôi, ngoài ra những cánh hoa của chúng lại to hơn những cánh hoa hồng bình thường. Không chỉ vậy mà hoa của chúng còn rất to, có thể chữa được nhiều các loại bệnh theo như y học dân gian.
Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm nổi bật trên thì cây hoa hồng bạch còn là giống cây còn mang trong mình những nhược điểm chung của khá nhiều giống hoa hồng khác như: gặp nhiệt độ không tốt cho thích ứng của cây sẽ không thể phát triển cũng như cho ra sản lượng không tốt. Không chỉ có thế, tuy hoa hồng bạch là một giống hồng ưa ẩm nhưng khi mưa nhiều mà không thể thoát nước cho cây thì cây sẽ bị ngập úng và dẫn đến chết cây.
Tác dụng
Đã từ lâu cây hoa hồng bạch là một loại thuốc dân gian chữa được khá nhiều các loại bệnh khác nhau như: cảm lạnh, viêm họng, viêm phổi, và một số chứng loạn thần kinh chức năng. ngoài ra hoa hồng còn nổi tiếng là một trong những loại hoa có công dụng làm đẹp cho phụ nữ từ bao đời xưa tới nay.
Hơn nữa, theo y học cổ truyền phương đông, những cánh hoa của hoa hồng bạch có tính ấm, vị ngọt, có thể dùng để làm dược phẩm có tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm và tiêu sưng..
Nước ép hoa hồng còn có thể là khắc tinh của một số loại bệnh ung thư và làm hạ huyết áp cho những bệnh nhân có tiền sử bị bệnh cao huyết áp. Không chỉ có những tác dụng như trên mà cánh hoa hồng tươi còn có thể khống chế mưng mủ ở các vết thương hay vết bỏng vì cánh hoa có tính sát khuẩn nhẹ.
Thậm chí chúng còn có thể làm dịu đi những vết ngứa do dị ứng gây ra.
Phương pháp nhân giống và chăm sóc cây hoa hồng bạch
Cây hoa hồng bạch là loại cây hoa có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành, ghép hoặc phương pháp chọn giống từ biến dị chồi và lai hữu tính, cấy nuôi dưỡng các tế bào mô.
Với phương pháp giâm cành thì cây thường được áp dụng ở mọi thời điểm trong năm.
Tuy nhiên để trồng cây phát triển tốt nhất ta nên giâm cây vào mùa mưa như đầu mùa xuân hoặc đầu mùa thu là thời điểm thích hợp nhất trong năm, hơn nữa ở hai mùa vụ này cây thường có tỉ lệ sống cao và nhanh ra rễ hơn những cây hoa hồng bạch trồng vào những mùa vụ khác, hơn nữa cây trồng vào mùa này trong năm thường có tỉ lệ cây chết thấp nhất.
Ngoài các phương pháp nhân giống cây ra thì ta còn phải coi và chú trọng đến cách chăm sóc cho cây.
Những người làm vườn phải thường xuyên nhặt bỏ lá úa tàn, cành tăm hay những cành đã héo úa để loại bỏ những bệnh truyền nhiễm.
Hơn nữa ta còn phải thường xuyên theo dõi và phòng trừ sâu bệnh, hơn nữa ta nên chú ý một số loại bệnh đặc trưng như: loại nhện đỏ, loài rệp, hơn nữa ta còn phải chú ý với những loại bệnh nấm trắng, bệnh đốm đen và bệnh gỉ sắt.
Trả lời