Các loại cây phù hợp nhất cho không gian biệt thự
Các loại cây phù hợp nhất cho không gian biệt thự
Biệt thự sân vườn có nhứng nét độc đáo riêng. Nó có lợi thế gần gũi thiên nhiên, sân vườn tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng căn nhà, không những thế nó còn tăng thêm giá trị cho căn nhà của gia chủ.
Những loại cây được trồng trong sân vườn biệt thự phải là những cây giá trị, đẹp, bền và mang nhiều ý nghĩa về tài lộc, sự may mắn, thịnh vượng.
Dưới đây xin đưa ra một số loại cây theo quan niệm mang đến nhiều may mắn và tài lộc nhất
Cây Lộc Vừng còn là loại cây mang lại sự may mắn về Tài lộc. Vì vậy, loại cây này rất thích hợp để làm quà biếu tặng…Lộc vừng là một loại cây cảnh rất đẹp và nhiều ý nghĩa.
Theo cha ông xưa thì Lộc ứng với Tài lộc – Vừng ngụ ý là nhỏ nhặt nhưng nhiều, thêm hoa của cây màu đỏ và rất đẹp mang lại ý nghĩa là sự thịnh vượng , phát lộc như vừng (mè ) nhỏ nhưng thật đẹp và rất nhiều. Nó mang lại cảm giác bình yên , an toàn cho sự phát triển kinh tế.
Chính vì lẽ đó cây Lộc vừng hiện nay đang rất được ưa thích. Lộc vừng thân gốc lưu niên, có tuổi thọ hàng trăm năm, lộc tía, hoa đỏ có đỉnh sinh sản vô định thõng dài tha thướt…, dễ tạo dáng thế.
Cây Sung thường được làm cây cảnh, tạo thành rất nhiều thế bonsai đẹp. Sung dễ chăm sóc hơn cây si nhưng có thể rụng lá khi chuyển sang môi trường mới.
Quả sung, thực chất là hoa, hay còn gọi là quả giả. Bên ngoài giống như một đế hoa, bên trong mọc tủa tủa những cánh hoa li ti và được khép kín lại thành hình tròn, giống như quả vậy. Hoa lớn dần, vỏ từ màu xanh chuyển sang màu đỏ thẫm, chín và rụng rất nhanh.
Sung được nhiều người chơi cây yêu chuộng vì dáng thế của sung rất đẹp khi người ta biến nó thành cây cảnh nghệ thuật (bonsai). Cùng với đó sung cũng có nhiều ý nghĩa, đặc biệt là trong phong thủy. Sung là loại cây trong phong thủy mang nhiều ý nghĩa.
Người Việt Nam thích bày trong sung trong ngày Tết vì tên của sung mang ý nghĩa tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy, viên mãn. Vậy nên quả sung thường được bày trên mâm ngũ quả.
Cây Sang mang ý nghĩa của giàu sang và tài lộc. Gia chủ khi trồng cây sang tại khuôn viên sẽ mang lại giàu sang phú quý cho mình và gia đình. Vỏ cây sang được sử dụng nhiều trong Đông y với tác dụng chữa trị các bệnh như bạch đới, lâm trọc…Ngoài ra còn có tác dụng giúp tiêu mụn nhọt, sưng tấy. Lá cây sang được dùng để trị đòn ngã. Hạt sang có thể ăn được cả lúc còn non lẫn khi về già. Hạt non ăn có vị ngọt, hạt già khi rang lên ăn có vị bùi thơm như lạc.
Cây bồ quân đẹp hay thường được gọi là cây bù quân, hồng quân, mùng quân trắng, mùng quân rừng. Cây thuộc loại cây xanh ngoại thất rất được ưa chuộng do những ưu điểm mang lại như dễ chăm sóc. Cây có sức sống mãnh liệt, bộ rễ phát triển chắc khỏe khó bị đổ gãy nên được trồng làm cây cảnh trang trí ngoại thất, tỏa bóng mát, thanh lọc không khí hiệu quả. Hơn nữa rễ cây bồ quân còn có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.
Cây bưởi Trước cửa ra giúp cho công việc làm ăn suôn sẻ. Duy trì được cả năm là điều tốt, nếu không, hãy cố gắng làm việc này vào những ngày đầu năm mới.
Cây Tùng La Hán:Tên gọi La Hán Tùng (Tùng La Hán) bắt nguồn từ Trung Quốc, có nghĩa là một loài thông có hạt nằm trên đế mập trông tựa như một bức tượng la hán (quả của cây rất giống tượng La Hán).
Một thời gian dài, Tùng La Hán được xem là loài cây quý hiếm trong các vườn cảnh của những gia đình giàu có,quý tộc,hay các bậc đế Vương vua chúa, nên khá xa lạ với quần chúng lao động. Theo quan niệm của người Nhật, Tùng La Hán là loại cây có Linh khí, sống ngàn năm tuổi,cản gió độc,trừ tà.
Cây Thiên Tuế: Cây Thiên tuế được trang trí thành hàng, ngay hàng thẳng lối hoặc thành từng cụm trông rất oai nghiêm. Nhiều nơi chúng góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp tự nhiên mang dáng phong sương hoang dã. Nếu có được một vài gốc Thiên tuế làm cảnh, hay trang trí trong những ngày vui Tết, thưởng Xuân thì thật là thú vị.
Theo kinh nghiệm chơi cây Thiên tuế các nghệ nhân truyền lại, để tạo hình cho cây Thiên tuế một kiểu đẹp thì chọn hai cây có thân nhỏ, dài khoảng 20 hoặc 30 cm, đặt chúng nằm trên mặt chậu (chậu vuông dài và thấp) mỗi cây một chậu rồi đắp đất lên gốc. Ngọn cây sẽ mọc đứng lên và rễ cây do để nằm, sẽ mọc theo gốc để xuống đất. Sau một hai năm, cây sẽ có hình con chó để trang trí ở trước cửa nhà.
Hoặc để làm cho cây có lá ngắn khi trồng chậu thì sau khi vòng lá mới hết chu kỳ tăng trưởng, cắt bỏ. Vòng lá thứ hai kế tiếp sẽ mọc ngắn hơn vì thiếu chất dinh dưỡng nếu lặp đi lặp lại nhiều lần cây Thiên tuế cuối cùng sẽ có bộ lá ngắn. Cây Thiên tuế kiểng mang vóc dáng uy nghi, đẹp cổ kính, là một trong những loài cây kiểng có giá bán cao hiện nay.
Cây Hoa Hồng Cổ: Hoa hồng không những là biểu tượng của tình yêu, giữ lửa hạnh phúc trong gia đình mà còn đem lại may mắn lâu dài cho gia chủ. Thân cây hoa hồng nhiều gai còn xua đuổi được tà khí xâm nhập.
Hoa hồng phong thủy còn là loài hoa thơm rực thu hút năng lượng tích cực nên không gian sống của bạn sẽ được tràn đầy năng lượng, tinh thần luôn minh mẫn, khơi gợi ra ý tưởng mới mà cuộc sống lại an lạc thư thái, nhẹ nhàng…
Ở vị trí bất kì nào của ngôi nhà nếu trang trí hoa hồng một cách khéo léo về kiểu dáng và màu sắc hoa hài hòa sẽ mang lại nguồn cảm hứng tươi vui, phấn khởi cho các thành viên trong gia đình.
Cây thiên Điểu: Hoa Thiên Điểu tượng trưng cho một tình yêu bay bổng, san sẽ giữa hai tình nhân. Một giống hoa dạng lạ, lôi cuốn, hầu như man dại. Với những màu sắc rất nổi bật,
Thiên Điểu thay đổi theo chiều ánh sáng để cho ra những gam màu rất hay và lạ, không bao giờ giống nhau ở mỗi hoa! Theo giống đực thì tượng trưng cho sự chế ngự, tràn đầy tưởng tượng dưới sự thẳng đứng, cứng cáp , biểu dương cho phần chiến thắng với những sắc màu hoạng dại!
Và khi nói theo giống cái thì Thiên Điểu cho ta thấy sự trộn lẫn lôi cuốn, cung cách điệu nghệ cao sang với những đường cong uốn tuyệt vời. Do đó Thiên điểu thường được dùng để tặng cho nhau giữa hai người tình nhân rất thân thiết và hiểu nhau
Cây Vàng Anh: Vàng anh là loài hoa Biểu tượng của Đạo Phật, được trồng nhiều trong các đình chùa. Theo truyền thuyết, tại vườn ngự uyển Lâm Tỳ Ni, cây vô ưu được trồng rất nhiều.
Trong lần cùng đoàn tùy tùng xa giá về quê ngoại để sinh con đầu lòng theo tập tục Ấn Độ cổ, hoàng hậu Ma Da có đi ngang qua vườn Lâm Tỳ Ni. Tại đây, bà ra lệnh dừng lại để vào lâm viên nghỉ ngơi, đi dạo và ngoạn cảnh. Khi đi đến dưới cây vô ưu, bà thấy hoa nở rộ, ngào ngạt hương thơm, bèn đưa tay vin cành hoa.
Ngay sau đó, dưới gốc cây vô ưu, hoàng hậu trở dạ sinh Thái tử Tất Đạt Đa, người sáng lập ra Phật giáo sau này.
Cây Táo Tây: Nói về quả táo và dẻ kết hợp, được người xưa làm lễ vật gặp mặt trong “Lễ ký – Quốc ngữ” đã có ghi chép. Tại sao lại dùng táo và dẻ làm lễ vật gặp mặt?
Đó là hiện tượng đông âm trong tiếng Hán “táo” đồng âm với ‘tảo” nghĩa là sớm. Dùng táo và dẻ là lễ vật gặp mặt có ý nghĩa vợ phải thức khuya dậy sớm, chăm sóc chồng chu đáo, thái độ phải cung kính lễ phép.
Ngoài ra, trong “Thái bình ngự lâm” cũng nói: “Cây dẻ ở cửa đông, gia thất yên ổn tốt đẹp”, ý nói dẻ có tác dụng yên ổn gia thất, giúp gia đình hòa thuận.
Cây Sala: Sa la từng được coi là cây “thiêng”, thường trồng ở các vườn chùa, nhất là chùa Khmer ở Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng… Theo Phật học từ điển, Sa la, hay Sa la song thọ, còn gọi là Ta la (tiếng Phạn: Sala), có nghĩa là “kiên cố”.
Theo sử sách, cách nay 2.556 năm (theo Phật lịch), Thái tử Tất Đạt Đa đã sản sinh ở gốc cây Vô Ưu , trong vườn Lâm Tì Ni, và khi thành Phật, ngài cũng nhập diệt giữa 2 cây Sa la tại Câu Thi Na. Từ đó, cây Sa la được Phật tử coi là một loài cây cao quý. Hoa Sa la mọc ra từ thân cây chứ không phải từ cành. Hoa thường trổ suốt từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch hàng năm.
Cuống hoa dài, cánh hoa to, màu đỏ hồng tươi tắn và mùi thơm thoang thoảng, nhẹ nhàng. Hoa thường nở vào buổi sáng, đến trưa thì tàn. Theo quan niệm của các nhà sư, hoa này tàn thì hoa khác tiếp tục nở nhằm biểu hiện một triết lý vô thường và giải thoát. Cũng theo truyền thống của Phật tử Nam tông, họ thường dùng hoa Sa la làm biểu tượng để trang trí cho ngày Phật đản. Chính vì ý nghĩa và giá trị nói trên mà nhiều nghệ nhân cây cảnh Việt Nam đã coi Sa la là loại cây quý hiếm
Cây Nguyệt Quế: Cây Nguyệt Quế là biểu tượng của chiến thắng. Theo nhiều tài liệu ghi lại rằng Cây Nguyệt Quế có nguồn gốc từ đất nước Hy Lạp cổ đại. Người Hy Lạp đã dùng thân và hoa Nguyệt Quế để tết thành vòng Nguyệt Quế để trao thưởng cho những người chiến thắng trong các cuộc thi đấu Pthia và Olympic của người Hy Lạp cổ đại.
Cũng xuất phát từ truyền thuyết Hy Lạp cổ đại mà ngày nay những giá trị tinh thần của loài cây này vẫn được bảo tồn và gìn giữ. Nó không chỉ ở Hy Lạp mà còn du nhập cả về Việt Nam.
Nguyệt Quế có vẻ đẹp hoang sơ, hoa có màu trắng tinh khôi cùng hương thơm làm quyến rũ lòng người. Một số người còn có quan niệm cho rằng Cây Nguyệt Quế có thể trừ tà ma, xua đuổi cái xui xẻo, những cái xấu và bảo vệ cho gia đình được may mắn.
Cây Hồng Lộc được chọn trồng có lẽ trước hết là cái đẹp của cây. Cái quý của Hồng Lộc là ở chồi, lộc non có màu đỏ đúng như tên gọi của nó…. Quả đúng, cây Hồng Lộc còn tạo được sức hấp dẫn lớn ở người mua nhờ tên gọi. Vì người mua ít nhiều cũng mong được điều, như tên gọi của cây kiểng lá. “Hồng” vừa có nghĩa là “lớn”, như “hồng ân, hồng phúc, hồng đức” vừa có nghĩa là “màu hồng”, như “hồng ngọc, hồng kỳ, hồng tâm”. “Lộc” vừa có nghĩa là “chồi non” vừa có nghĩa “lộc, của trời cho”. Hồng Lộc là “lộc lớn hay lộc đỏ”, nghĩa nào cũng tốt cả, đều là niềm mong ước của mọi người, mọi giới….
Cây Khế có nguồn gốc từ Sri Lanka và được biết đến rộng rãi tại Đông Nam Á. Cây Khế cũng được trồng tại Ghana, Brasil và Guyana. Tại Hoa Kỳ nó được trồng với quy mô thương mại tại miền nam Florida và Hawaii.
Tại Việt Nam, khế được trồng rộng rãi khắp các vùng miền và thường phân khế thành 2 loại là khế chua và khế ngọt. Theo phong thủy trồng khế trước nhà để cân bằng âm dương.
Cây Mộc Lan: Hoa Mộc Lan là biểu tượng của vẻ đẹp nữ tính và sự ngọt ngào. Mộc lan chỉ đứng sau Mẫu Đơn như là biểu tượng của người phụ nữ đẹp và hạnh phúc trong hôn nhân. Ngày xưa chỉ có hoàng đế và các thành viên trong hoàng tộc mới được trồng hoa mộc lan. Bó mộc lan trong ngày cưới là tuyệt hảo vì ý nghĩa biểu tượng của nó và vì nó có màu trắng.
Trồng vài loại hoa may mắn, hay treo các bức tranh hoa để trang trí và sắp xếp theo ngũ hành của các hướng thích hợp với bạn quả là một gợi ý hay cho bạn phải không nào. Cụ thể là: màu đỏ và màu cam cho hướng Nam, màu trắng cho hướng Tây và Tây Bắc; màu xanh và tím cho hướng Bắc và màu vàng cho các hướng còn lại.
Cây Phong Lá Đỏ: Ý nghĩa của cây phong lá đỏ là cây được xem là biểu tượng của nhiều nước trên thế giới đặc biệt là ở Canada, nó mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho mỗi nhà. Hiện nay cây phong lá đỏ đã xuất hiện tại khu vực ở Việt Nam.
Cây Mộc Hương: Cây hoa mộc hương cổ thụ có rất nhiều công dụng khác nhau, cây được người dân ưa chuộng và thường được trồng ở nhiều nơi để cho bóng mát, hoa đẹp và hương thơm.
Chữa đầy bụng chướng hơi, ăn khó tiêu, ỉa chảy, đau dạ dày. Cây hoa mộc dùng để làm thuốc trị bệnh đau dạ dày, đau gan, thận do lạnh, ho nhiều đờm, đau răng lợi, hôi miệng..Vỏ cây hoa mộc hương có thể lấy làm thức nước uống sáng mắt. Rễ cây mộc hương dùng để trị bệnh nhức mỏi gần xương, đau răng, chữa phong tê thấp, thận hư…
Cây được trồng để làm cảnh trước sân nhà, trồng trong các khu vườn biệt thự, cảnh quan đường phố, cây còn được trồng ở đình và chùa vì theo phong thủy cây mộc hương có thể đuổi được tà khí. Cây mộc hương cổ thụ rất hiếm nên có giá cao, cây mộc hương cổ thụ nhập từ trung quốc về giá có thể lên đến vài trăm triệu đồng. Hoa mộc hương còn có thể chữa bệnh đau bụng, hoặc dùng để dưỡng tóc, làm thơm tóc…
Trả lời