Các loại cây có độc tính cần hạn chế trồng
Các loại cây có độc tính cần hạn chế trồng trong sân vườn
Trong sân vườn tuyệt đối không được những loại cây có khả năng gây thương tích hoặc có độc. Đặc biệt với các gia đình có trẻ nhỏ thì việc lựa chọn các loại cây sân vườn là vô cùng quan trọng.
Các loại cây có độc sẽ gây tổn thương nếu chúng ta tiếp xúc hoặc ăn phải. Dưới đây là hai loại cây như vậy, các bạn lưu ý khi chọn trong sân vườn.
1. Cây Thiên Thông
Cây Thiên Thông
Cây Thiên Thông
Tên Thường gọi: Thông thiên, trúc đào hoa vàng, hoàng hoa giáp trúc đào
Tên Khoa học: Thevetia peruviana, tên khác là Cascabela thevetia
Họ: Trúc đào
Thiên thông có lá hình mác, mọc so le, thân cây cao khoảng 3 đến 4 mét. Thông thiên có xuất xứ từ châu Mỹ, thường gặp ở một số nơi như Kula, Maui, Waihee, Kihei, Kahana Beach, Hawaii…
Cây thông thiên (trúc đào hoa vàng): cây thân gỗ, toàn cây có tiết mũ màu trắng. Ở Việt Nam, hoa thông thiên có màu vàng rực, ở một số nơi khác hoa có màu vàng cam, hoa thường có 5 cánh. Trái có hình thoi màu xanh.
Cây thông thiên (trúc đào hoa vàng) có chứa nhiều chất độc ở hoa, lá, quả và hạt. Các độc tố bao gồm: thevetin, neriin, glucozid…có thể gây tử vong ở người.
Thông thiên là cây có lá không rụng của những vùng nhiệt đới.
Ở Việt Nam thấy trồng nhiều ở miền nam Việt Nam, cùng một họ với những cây có mủ trắng độc như cây trúc đào, cây sứ cùi…có một tên thông thường là Laurier jaune hay Oleander jaune.
Thân cây thiên thông tiểu mộc nhỏ thẳng và phân nhánh, phát triển với tầm cao khoảng 3 đến 4 m.
Cây lưỡng phái, nhánh nhỏ láng nhẵn, vỏ màu xám, tiết ra một chất mủ trắng latex khi bị cắt ngang hay gẫy sau chuyển màu đen. Vì vậy khi cắt các bộ phận của cây, ta thấy vết cắt chóng chuyển màu đen.
Lá Thiên thông thẳng hẹp, hình mũi mác hay hình ngọn giáo, mọc cách, đơn, láng không lông, gần như không cuống, màu xanh tươi, 10 – 15 cm dài x 0,5 – 1,2 cm, không lá bẹ. Mặt dưới lá nổi bật với gân chánh giữa và gân thứ cấp rời rạt, mờ. Cuống lá dài 1-3 mm .
Hoa to, mọc thành xim ở gần ngọn, vành hoa dạng hình phểu hay hình chuông, 5 cm rộng x 7 cm dài, màu vàng tưoi, hồng hay trắng. Hoa đối xứng, xòe tròn ra, hợp lại trong các cụm lá.
Vành hoa 5 cánh dính thành ống ở phần dưới, đài hoa màu xanh có tuyến ở đáy, rời. Tiểu nhụy 5, g ắn ở trong ống vành và bao phấn dài khoảng 1,8 mm. Bầu noản thượng, tâm bì rời 2, một vòi nhụy bao quanh bởi đĩa mật.
Xem thêm cây khác: Cây Đơn Đỏ ta, Cây cô tòng lá mít, Cây cô tòng đuôi lươn, Cây Cô tòng vàng anh, Cây Tuyết Sơn Phi Hồng, Cây Hồng Ta
Quả có nhân cứng tròn hơi vuông, hơi dẹt 3 à 4 cm đường kính, dày chừng 2-2,5cm, hơi chia thành 4 múi, lúc chưa chín có màu xanh bóng, khi chín có màu đen bóng, nhưng dăn lại và rất mềm.
Hạch hình ba cạnh rất cứng rắn, màu vàng nhạt bẩn, có khi hơi nâu hay đen nhạt, lắc sẽ thấy tiếng hạt lúc lắc, trong chứa 1 hay 2 hạt, hạt dài khoảng 12mm, rộng 12mm, dày 5mm, màu trắng vàng nhạt, vị rất đắng, hơi có cảm giác tê. Mùa quả từ tháng 10 đến tháng 3.
Chính các chất glycoside này sẽ gây độc mạnh cho cơ thể người và động vật khi bị nhiễm liều cao. Những hội chứng phổ biến do nhiễm chứng như: tê cóng, lở loét miệng, buồn nôn và nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy…
Những triệu chứng khác cũng thường gặp là buồn ngủ, hôn mê, co giật, loạn nhịp tim. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc tố, đặc biệt hạt có độc tính cao nhất.
Nuốt một vài hạt có thể dẫn đến tử vong. Cũng như trúc đào, mủ của thông thiên vấy vào da sẽ gây dị ứng, có thể làm bong rộp da tùy cơ địa từng người, mủ vấy vào mắt sẽ gây tổn thương giác mạc. Ngoài thevetin A và B, trong mủ của thông thiên còn có các glycoside tim khác như: thevetoxin, peruvoside, ruvoside và nerifolin.
Trong y học, người ta thường dùng peruvoside để điều trị chứng suy tim, nhưng với liều lượng rất thấp. Trẻ con thường dễ tiếp cận cây thông thiên ở trong vườn nhà, sân trường hay một nơi nào đó chúng bắt gặp, do sự hấp dẫn của màu hoa vàng rực rỡ và những quả rất bắt mắt.Chỉ cần một hạt có thể giết chết một đứa bé tuổi mẫu giáo.
2. Cây Trúc Đào
Cây Trúc Đào
Cây trúc đào
Cây trúc đào hay cây trước đào
Tên khoa học: Nerium indicum
Nguồn gốc từ Ấn Độ, Iran và Nepal.
Cây trúc đào là cây cảnh hoa, cây bụi, thân gỗ nhỏ. Cây có thể chịu hạn tốt nên thường trồng ngoài trời.
Đặc điểm cây trúc đào
Là loại cây thân gỗ, cao khoảng 5m. Lá sừng mọc vòng tròn hoặc đối xứng nhau.
Hoa trúc đào mọc thành chùm trên đỉnh, tràng hoa có hình chiếc phễu, hoa có nhiều màu sắc như màu đỏ đào, trắng, hồng phấn hoặc màu vàng.
Dường như quanh năm đều nở hoa, nhiều nhất là vào mùa hè và mùa thu. Quả thường ra vào mùa đông và mùa xuân.
Cây trúc đào ưa thích khí hậu nóng ẩm và đầy đủ ánh sáng. Là loại cây xanh chủ yếu trong công viên, có thể trồng thành từng lùm cây hoặc riêng rẻ; cũng có thể trồng trong chậu kiểng lớn.
Cây trúc đào có phần lá, vỏ, rễ, hoa và hạt giống đều có chứa chất độc với độc tính cao, con người và động vật ăn phải có thể bị tử vong. Lá và vỏ thân cây có thể dùng làm thuốc trợ tim, do có độc nên khi dùng phải hết sức cẩn thận.
Xem thêm cây khác: Cây Trúc Đào, Cây Thiên Thông, Cây Đơn Đỏ ta, Cây cô tòng lá mít, Cây cô tòng đuôi lươn, Cây Cô tòng vàng anh, Cây Tuyết Sơn Phi Hồng
Cây Trúc Đào Trong Cảnh Quan
Trong Cảnh quan và trồng cây cây trúc đào hạn chế trồng trong các khu công cộng như công viên, khu văn hóa, sân vườn. Tuy vậy trúc đào được trồng nhiều trên các tuyến đường cao tốc do chống được bụi, chịu được gió và được cách ly tiếp xúc trực tiếp và con người bắng hành lang bảo vệ đường trên cao tốc
SalalaGreen biên soạn
Trả lời